Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Lệnh cấm nhập khẩu uranium của Nga 'gây bão' trên thị trường năng lượng
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Âm vang sử Việt
Quan võ thời xưa được thi tuyển như thế nào?
Người ta đã biết nhiều đến các nhà khoa bảng của nhiều triều đại trước kia, và một trung tâm lớn chuyên đào tạo những bậc học rộng, tài cao là Văn Miếu – Quốc Tử Giám được lập từ thế kỷ XI, tại Thăng Long. Còn việc thi tuyển các võ quan, những tài năng quân sự, và Nhà võ học, cũng đã có từ xa xưa, nhưng có lẽ còn ít người biết…

 



Tượng Võ quan cận vệ thời Lê tại miếu Bảo Hà, Hải Phòng.

 

Việc thi võ, luyện võ theo chương trình như là một giáo trình học tập, ở nước ta, cũng có từ thời Lý. Sách Đại Việt sử ký toàn thưcó ghi: “Năm 1170, Vua tập bắn và cưỡi ngựa ở phía Nam thành Đại La, đặt tên (nơi đó) là Xạ Đình, sai các quan võ hàng ngày luyện tập phép công chiến, phá trận”. Như vậy, Xạ Đình là nơi học và luyện võ của vương triều Lý, có thể nói, đó là Nhà võ học đầu tiên của nước Nam. Vua đã cho khảo về võ kinh và điều hành, có lẽ, đây là cuộc thi khảo võ cử đầu tiên trong lịch sử.

 

Năm Thiệu Bình thứ tư, đời Lê Thái Tông, vua cho tổ chức cuộc khảo xét võ nghệ các tướng một cách quy mô. Như sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi, các môn thi “bắn cung là một môn, ném tên là một môn, đánh mộc là một môn. Cả ba môn đều được thì cấp lương toàn phần, ai không đạt môn nào thì giảm lương, sau coi đó là lệ thường”.

 

Như vậy, thi võ là để quyết định mức lương cho các tướng, và việc này bắt đầu làm thường kỳ từ năm 1437. Đến thời Lê Thánh Tông, vua đã chính thức cho đặt Trường thi võ ở phía tây Kinh thành, là Giảng Võ. Con của các công, hầu, khanh, tướng đến đấy học tập hàng ngày, vậy nên Giảng Võ cũng là Nhà Võ học.

 

Sau ba năm học, luyện tập, các võ sinh sẽ qua kỳ thi khảo, nếu đỗ, sẽ được bổ chức Võ úy.

 

Quy chế thi khảo tốt nghiệp, các võ sinh đều phải thi qua ba nội dung: Bắn tên, 5 phát; phóng lao, 4 mũi; dùng khiên để đánh võ. Có thể nói, có được giáo trình dạy võ và thi chế thi võ cử như vậy đã là một cố gắng lớn của vương triều Lê Thánh Tông. Nhưng, trước những bước tiến lớn của dân tộc, việc thi võ cử cũng phải tiến hành với những quy mô lớn hơn, khoa học hơn nữa…

 

Năm Quý Mão 1723, đời Lê Dụ Tông, việc thi võ mới đạt tới quy mô thực sự hoàn chỉnh để khảo chọn những Cử nhân võ. Trước đó 3 năm, đã chính thức thành lập Nhà võ học. Các quan võ có kinh nghiệm về chiến lược, chiến thuật và về các ban võ nghệ được triều đình điều đến giảng dạy cho các võ sinh. Và rồi, kỳ thi võ cử năm 1723 đã có 572 võ sinh dự thi. Ban giám khảo được thành lập gần như quy chế của các kỳ thi hương (bên văn), cũng có điều kiện (chủ khảo), có 2 phúc khảo và 4 đồng phúc khảo, tất nhiên do các quan võ đảm nhiệm. Thí sinh cũng phải qua ba kỳ thi như thi hương.

 

- Kỳ nhất, trả lời sáu câu hỏi về binh pháp.

 

- Kỳ nhị, thi 7 môn gồm cưỡi ngựa, múa đầu mâu, bắn cung, đánh mộc, múa kiếm, đấu kích, chạy bộ múa đầu mâu và đấu kiếm.

 

- Kỳ đệ tam, vào thời chúa Trịnh Cương, trực tiếp hỏi thí sinh về phương lược đánh trận, về địa hình; và thí sinh phải làm một bài thơ do chúa Trịnh Cương ra đề…

 

Trong sách Kiến văn tiểu lục, học giả Lê Quý Đôn có viết về cuộc thi võ này: “…Chúa Thượng ngự ra Sở Võ học, sai quan trường dẫn 82 người được lấy trúng về võ nghệ vào yết kiến. Ngày hôm sau thi bài văn sách, hỏi sáu, bảy câu hỏi về phương lược đánh trận, về địa hình, về bài thơ Tu đạo bảo pháp, lấy bọn Phạm Hữu Lan 14 người đỗ Cống sĩ (cử nhân võ)…”

 

Một năm sau, Giáp Thìn 1724, khoa thi Bác cử đầu tiên, để chọn những nhân tài về võ học, kéo dài mấy tháng trời (tại Đống Đa ngày nay). Ở đây, chúa Trịnh Cương đã cho xây dựng một Khu Trường thi võ gồm Thí viện (nhà thi), Khảo viện (nhà chấm bài), và còn có nhà ở của quan giám khảo, lầu cao để xem thi… tất cả đầy đủ như ở Chế điện Giảng Võ.

 

Kỳ thi Bác cử đầu tiên có 329 người ứng thí. Cũng trải qua 3 vòng thi.

 

- Vòng nhất, phải trả lời 10 câu hỏi mà kiến thức của nó nằm trong 7 bộ binh thư cổ, đã có 162 người trúng cách vào thi tiếp kỳ đệ nhị.

 

- Vòng đệ nhị phải thi 4 môn gồm cưỡi ngựa múa mâu, đánh siêu đao, đánh mộc và đấu gươm, giáo, có 107 người đã trúng cách, được vào thi vòng đệ tam.

 

- Vòng đệ tam, các thí sinh phải thi văn sách, trả lời các vấn đề về thao luyện, đánh giữ và trận pháp…

 

Cuộc thi kéo dài từ cuối năm 1724 đến tháng 4 năm 1725 mới hoàn tất, lấy được 11 người đỗ Tạo sĩ xuất thân. Đó là những vị tiến sĩ võ đầu tiên của nước Việt ta. Những người đỗ Tạo sĩ được cấp bằng Tạo sĩ, và được bổ làm quan võ; có người làm quan trấn phủ, lập công trạng, được phong tước công, hầu, bá, tử, nam; có người xuất thân Tạo sĩ mà trở thành quan trọng thần thời Lê – Trịnh…

 

Cho đến nay, chưa thấy có công trình nghiên cứu nào về lịch sử quân sự một cách kỹ lưỡng để đánh giá và thống kê được những Tạo sĩ của các triều đại Lê và Nguyễn. Có lẽ, các nhà nghiên cứu sẽ phải tiến hành công việc đáng làm đó, thống kê danh sách Tạo sĩ của các khoa thi từ khoa thi Bác cử năm Giáp Thìn 1724, và nêu rõ hành trạng của các Tạo sĩ cũng như công tích của từng người. Phần đông các Tạo sĩ đều trở thành đại thần có công với nước và khi mất đã được mai táng xứng đáng. Bia mộ của họ chắc sẽ cho hậu thế biết rõ hành trạng và cống hiến của họ.

 

Theo quy chế từ thời vua Lê Dụ Tông và chúa Trịnh Cương thì, kể từ 1724, cứ ba năm lại mở khoa thi Tạo sĩ một lần, chắc chắn có không ít những Tạo sĩ đã có công tích với dân, với nước. Ví dụ, Tạo sĩ Trịnh Đăng Hỷ, người xã Xuân Thành, Thọ Xuân, Thanh Hóa, theo bia mộ, là người đỗ khoa thi Bác cử đầu tiên, năm 1724. Về sau, lập được công trạng, ông được phong tước Bàn Thái Hầu.

 

Một trường hợp nữa, tại đền thờ Thái Bảo Quốc công Trịnh Ngọc Nghĩa, ở xã Xuân Yên, huyện Thọ Xuân, còn lưu giữ nhiều di vật có giá trị lịch sử, trong đó có tấm bảng tự bằng ngà voi dài tới 20 centimet, khắc hai chữ lớn “Trạng nguyên” và hai dòng chữ nhỏ “đã đoạt 4 môn tinh võ, thắng vượt 5 võ sĩ, được thưởng 5 lạng vàng. Đợt 2 thắng vượt 6 võ sĩ, được thưởng 6 lạng vàng.

 

Trạng nguyên võ họ Trịnh này đỗ khoa thi Bác cử năm 1741. Ngoài tấm bảng tự trên, còn có một thẻ bài ngà cho bậc quan làm việc ở Hàn lâm viện. Như vậy, vị Trạng nguyên võ này đã làm việc ở Hàn lâm viện, chắc không phải để nghiên cứu về văn học hay sử học, mà có lẽ để nghiên cứu về khoa học quân sự?!

 

Có thể thấy, lịch sử khoa cử về võ học nước ta còn có nhiều việc cần được nghiên cứu thấu đáo, làm sáng tỏ một truyền thống lớn, một thành tựu lớn của dân tộc. Trong giới võ cử, không chỉ có Tiến sĩ võ mới lập nên công danh, đóng góp cho nước nhà, mà những Cử nhân võ cũng có nhiều người lập công danh, báo quốc. Trường hợp hai anh em Đỗ Đình Khâm, Đỗ Đình Vĩnh ở xã Xuân Lập, Thọ Xuân, Thanh Hóa, đã dự khoa thi võ cử năm Kỷ Mão 1879 niên hiệu Tự Đức thứ 32.

 

Sau khi đỗ Cử nhân võ, hai ông mở lò võ, dạy cho nhiều người có võ nghệ cao, và đến khi có Chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, họ đều ứng nghĩa. Ông Đỗ Đình Vĩnh bị giặc Pháp bắt, nhà cửa bị tan nát, vẫn giữ vững khí tiết cho đến lúc hy sinh nơi lao tù. Những trang sử truyền thống của vùng quê Xuân Lập, Thọ Xuân, những dòng ghi về hành trạng cuộc đời Cử Vĩnh là một trong những niềm tự hào của quê hương…

 

Trong đời sống tinh thần của người Việt ta, có một niềm tự hào lớn về Giảng Võ, nơi xưa kia đã có những dinh thự, nhà giảng, khu tập luyện… cả một khu vực rộng lớn ở phía tây Kinh thành Thăng Long, từng đào tạo cho đất nước nhiều tài năng về võ học.

 

Có thể nói, cùng với Văn Miếu, nước Việt ta còn có một Võ Miếu?! Giảng Võ thực sự là một di sản tinh thần quý giá, cần được nghiên cứu đầy đủ và khẳng định giá trị di tích lịch sử này. Sao cho, người Việt Nam đã thường tự hào về các Trạng nguyên, Tiến sĩ văn học xưa, còn có thể tự hào về những Trạng nguyên, Tiến sĩ võ học ngày xưa!…
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Sự tích về chúa Nguyễn Ánh và núi Bà Đen (18-02-2024)
    Chuyến thám hiểm dãy Trường Sơn của bác sĩ Yersin 133 năm trước (14-02-2024)
    Thêm 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là Bảo vật Quốc gia (18-01-2024)
    Tặng thưởng Huân chương Dũng cảm cho 'thủ lĩnh' nhóm cứu hộ FAS Angel (26-12-2023)
    Bolero trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (06-12-2023)
    Bảo tồn nghề truyền thống của người Tày gắn với phát triển du lịch cộng đồng (27-11-2023)
    Dòng chảy văn hóa Việt trong thiết kế nội thất (21-10-2023)
    Hội thảo đẩy mạnh sự phát triển võ cổ truyền Việt Nam (03-08-2023)
    Phát hiện khẩu súng thần công dài gần 2 m thời triều Nguyễn (16-07-2023)
    Di sản Thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO vinh danh, giờ ra sao? (17-06-2023)
    Hành trình 30 năm Di sản văn hóa Huế hội nhập thế giới (15-06-2023)
    Khai mạc hội Gióng - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (26-05-2023)
    Thành kính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Liên bang Nga (29-04-2023)
    Festival nghề truyền thống Huế 2023: Tôn vinh tinh hoa nghề bún (29-04-2023)
    Sắc phong Việt Nam bị rao bán tại Trung Quốc: Các bên tiếp tục phối hợp xử lý (20-04-2023)
    Mở lối cho việc trùng tu biệt thự Pháp cổ xuống cấp tại Hà Nội (15-04-2023)
    Ông Mai Hữu Tín tiếp tục được bầu Chủ tịch Vovinam Việt Nam (15-04-2023)
    Sắc phong của Việt Nam có thể bị rao bán ở Trung Quốc, Bộ VHTT&DL lên tiếng (12-04-2023)
    UNESCO 'hiến kế' cho Hà Nội bảo tồn và phát huy giá trị di sản (27-03-2023)
    Vị Công tôn nữ cuối cùng làm gối tựa cung đình Huế qua đời (25-03-2023)

Các bài viết cũ:
    Việt Nam sẽ thế nào nếu vua Quang Trung sống lâu hơn? (14-06-2016)
    Chuyện về đội nữ binh bí mật của vua Thành Thái (08-06-2016)
    Cuộc hành hình lạ lùng nhất trong lịch sử Việt Nam (01-06-2016)
    Đại Việt thời Trần đã 'thoát Trung' như thế nào? (26-05-2016)
    Vua Duy Tân: Nước bẩn thì lấy máu mà rửa (17-05-2016)
    Thành Đa Bang và trận đánh quyết định số phận nhà Hồ (10-05-2016)
    10 chiến dịch quân sự khó tin trong lịch sử Việt Nam (05-05-2016)
    Vì sao Thanh Hóa là cái nôi sản sinh vua chúa Việt? (28-04-2016)
    Ẩn số lịch sử về Hùng Kính Vương - vị Vua Hùng thứ 19 (21-04-2016)
    Một cái nhìn về cuộc cải cách chính trị của Hồ Quý Ly (13-04-2016)
    22 lá thư gửi cho kẻ thù của vua Trần Nhân Tông (06-04-2016)
    Cuộc sinh tồn và sự thất truyền của văn minh Việt cổ (02-04-2016)
    Những nhà sáng chế nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam (30-03-2016)
    Chuyến đi sứ lâu nhất trong lịch sử Việt Nam (27-03-2016)
    Truyền thống thạo thủy chiến của dân tộc Việt Nam (22-03-2016)
    Ẩn số về núi Nùng huyền thoại của kinh thành Thăng Long (18-03-2016)
    Chuyện nàng công chúa lấy 2 vua đối địch làm chồng trong sử Việt (11-03-2016)
    14 lần xâm lược nước Việt của giặc phương Bắc (07-03-2016)
    Những thú ăn chơi khác người của vua chúa Việt (02-03-2016)
    4 công chúa ảnh hưởng nhất trong lịch sử Việt Nam (27-02-2016)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152862473.